Trung Tâm Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Lực Quốc Tế

- Đào Tạo Giám Đốc Nhân Sự
- Đào Tạo Quản Trị Nhân Sự Chuyên Nghiệp
- Đào Tạo Tại Doanh Nghiệp

Hình Ảnh Đào Tạo Giám Đốc Nhân Sự

90% là học thực hành trên máy tính cá nhân, thông qua hội đồng phản biện.
Chương trình thực tế chuyên nghiệp.
Mô hình mới chỉ có ở chúng tôi.

Hình Ảnh Đào Tạo Quản Trị Nhân Sự Chuyên Nghiệp

Chương trình cơ bản thực tế và chuyên nghiệp.
Phù hợp với người mới vào nghề nhân sự, muốn lấy lại cơ bản, SV năm 3, năm cuối.
Sau khóa học, học viên đảm nhậm được tất cả những công việc liên quan đến hành chính nhân sự.

Hình Ảnh Đào Tạo Tại Doanh Nghiệp

Bao gồm tất cả kỹ năng liên quan theo nhu cầu doanh nghiệp.
Chương trình thực tế, lấy học viên làm trung tâm.
Giảng viên hàng đầu, giỏi lý thuyết, giàu kinh nghiệm thực tế.

Hình Ảnh Tư Vấn Doanh Nghiệp

Tư vấn tái cấu trúc Doanh nghiệp, xây dựng hệ thống quản trị mục tiêu.
Tư vấn xây dựng hệ thống đánh giá thành tích nhân viên.
Tư vấn xây dựng hệ thống trả lương và đãi ngộ.

Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2015

Làm thế nào để xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp

Một khi doanh nghiệp của bạn đã có được hướng tiếp cận đúng đắn thì quá trình lên kế hoạch xây dựng một chiến lược thống nhất là yếu tố then chốt để duy trì sự thành công liên tục của doanh nghiệp một cách toàn diện. Tuy nhiên, khi không tiếp cận đúng, việc lập kế hoạch chiến lược có thể làm tốn một lượng thời gian khổng lồ và làm cạn kiệt nguồn lực của doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp không tập trung được vào năng lực lõi của mình. Vậy, các cấp điều hành phải làm thế nào để có thể đảm bảo việc xây dựng kế hoạch chiến lược được thành công?

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi không hướng dẫn cách thức cũng như các công cụ giúp bạn xây dựng chiến lược, mà chúng tôi chỉ đưa ra những điểm quan trọng mà trong khi lập chiến lược doanh nghiệp của bạn thường hay nhầm lẫn và mắc phải.
Những gì không được gọi là chiến lược
Nhiều công ty đã phạm phải sai lầm khi tin rằng họ đã có một qui trình lập kế hoạch chiến lược, nhưng thực thế họ lại đang làm những điều khác hẳn. vì vậy cái quan trọng nhất là phải hiểu và xác định thật rõ cái nào được gọi là chiến lược còn cái nào thì không.
Một chiến lược không phải là một kế hoạch hoạt động (operating plan). Thông thường một kế họach hoạt động chỉ tồn tại trong ngắn hạn (khoảng một năm) và hầu hết thường là tập trung chủ yếu vào đo lường tài chính và đo lường khác về số lượng. Kế hoạch hoạt động cũng rất quan trọng trong việc cụ thể và chi tiết hóa chiến lược bằng hành động nhưng nếu nó không kết nối với chiến lược, không xem xét đến bối cảnh về nguồn lực thì nó dễ dàng đưa tổ chức bạn đi đến ngõ cụt.
Một chiến lược càng không phải là một kế hoạch kinh doanh (business plan). Kế họach kinh doanh thường hướng vào việc đánh giá các phương pháp tiếp cận (tiếp cận thị trường, khách hàng, nhà đầu tư…), nhu cầu về nguồn lực, khả năng hoàn vốn…, đồng thời có khuynh hướng tập trung nhiều hơn vào thị trường và ít quan tâm đến tầm nhìn và chiến lược dài hạn của doanh nghiệp
Một chiến lược cũng không phải chỉ là lời phát biểu về sứ mạng hay tầm nhìn (vision or mission statement). Tầm nhìn và sứ mạng đặt biệt quan trọng và bạn phải có nó ngay khi bạn bắt đầu công việc kinh doanh, nhưng bạn sẽ không đi tới đâu nếu thiếu các thông tin chỉ dẫn biểu hiện qua chiến lược, mục tiêu, kế hoạch hành động…
Một chiến lược cũng không phải là các mô hình phân tích kinh doanh (analytical model), khả năng kĩ thuật công nghệ, công cụ… Chúng ta có cả tá những mô hình phân tích có giá trị và những công cụ sẵn có, nhưng bản thân chúng đơn thuần chỉ là những công cụ chứ không phải là chiến lược.
Một chiến lược cũng không phải là kế hoạch bán hàng hay kế họach marketing. Đó chỉ là một bộ phận của một chiến lược kinh doanh tổng thể và thường thì sự đóng góp của nó dường như vô nghĩa nếu không tích hợp được với mục tiêu kinh doanh tổng thể của bạn.
Một chiến lược cũng không phải chỉ đơn thuần là việc xây dựng các chương trình, thiết lập các dự án và các hành động để nỗ lực đảm bảo đạt được mục tiêu và đó là những hoạt động cần thiết để đi đến mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu không đặt đúng bối cảnh với chiến lược tổng thể để xác định mục tiêu cuối cùng, thì ngay cả các hành động đó được thực hiện tốt cách mấy cũng trở nên thừa thãi mà thôi.
Các đặc điểm của một chiến lược kinh doanh tổng thể thành công
Khi được thực hiện đúng đắn thì quá trình lập kế hoạch chiến lược tổng thể có thể đưa doanh nghiệp lên một tầm cao mới, hay chí ít cũng sẽ bảo vệ doanh nghiệp không phải rơi xuống hố sâu thất bại. Một chiến lược kinh doanh tổng thể thành công cần có những đặc điểm sau:
Làm thế nào để có được một chiến lược kinh doanh đúng đắn.
• Phù hợp với nguồn lực, mang tính chất tổng thể và dài hạn trong môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
• Cam kết của lãnh đạo đối với sự phát triển của doanh nghiệp.
• Chiến lược và Tầm nhìn của doanh nghiệp phải được thông tin tốt
• Được dựa trên những công cụ đo lường chủ yếu của doanh nghiệp
• Phải vạch ra được tình hình tài chính, khách hàng và các hoạt động theo đường lối chiến lược của doanh nghiệp
• Được xây dựng dựa trên các đơn vị kinh doanh chủ chốt và các sản phẩm chiến lược của doanh nghiệp.
• Thiết lập công cụ để thực thi chiến lược (lập mục tiêu, xác định công cụ đo lường, quy trình…)
Khi đã xây dựng xong chiến lược, điều quan trọng là việc thực thi chiến lược một cách hiệu quả và chỉ có được điều này khi ban lãnh đạo của doanh nghiệp có được sự cam kết mạnh mẽ và làm cho chiến lược trở thành một quá trình ăn sâu vào cơ cấu của tổ chức, trở thành văn hóa của tổ chức. Ví dụ như xác định năng lực kinh doanh cốt lõi nhằm giữ cho công ty luôn luôn tập trung vào sự chỉ dẫn của mục tiêu đã đề ra.
Kiến thức nền tảng : Chiến lược là một quá trình
Nền tảng chủ yếu làm cơ sở cho việc xây dựng thành công chiến lược kinh doanh tổng thể đó là bạn phải hiểu được rằng: chiến lược chính là một quá trình. Chiến lược không chỉ là việc xây dựng một cách có khoa học mà đó phải là quá trình được ăn sâu vào cơ cấu và hoạt động kinh doanh của tổ chức. Giá trị xuyên suốt của một kế hoạch chiến lược tổng thể phải có được kết hợp mạnh mẽ giữa các thành viên của ban lãnh đạo nhằm vạch rõ tầm nhìn, hướng đi và các thành tựu sẽ đạt được và quyết tâm theo đuổi nó.
---------------------------------------------------------------------------------
Theo www.nguonlucquocte.com

Thứ Năm, 28 tháng 5, 2015

Quản trị nhân lực: Nghệ thuật dùng người

Điều quan trọng nhất đối với lãnh đạo trong nghệ thuật dùng người là  kỹ năng thuyết phục, phản hồi và khả năng kết nối, gây ảnh hưởng để có thể quản trị nhân lực một cách hiệu quả.

Một trong những điều quan trọng nhất đối với một người lãnh đạo là nghệ thuật sử dụng con người. Bởi vì phải có con người thì mới làm nên việc và một doanh nghiệp muốn phát triển phải có được những con người có hoài bão lớn
Đặt họ vào đúng vị trí là một thách thức đối với người lãnh đạo. Muốn làm được thì phải hiểu nhân viên, phải biết họ đang làm gì, họ đang suy nghĩ điều gì và liệu những điều đó có phù hợp với những định hướng phát triển của công ty hay không? Vì thế, người lãnh đạo phải luôn dành thời gian để nói chuyện trực tiếp với cấp dưới. Chính hiểu biết cá nhân về nhân viên mới giúp bạn lãnh đạo hiệu quả. Người lãnh đạo phải biết tiếp cận nhân viên một cách thuyết phục mà không làm cho họ cảm thấy e ngại, nghi ngờ.
Phản hồi sao cho phù hợp với từng người và tạo ra động lực làm việc là kỹ năng mà lãnh đạo cần quan tâm. Ý kiến phản hồi của lãnh đạo phải kích thích được động lực của mỗi cá nhân và đưa mục tiêu của cấp dưới hòa vào mục tiêu của công ty. Hãy học cách ngợi khen và phê bình để tạo ra động lực cho nhân viên. Thường xuyên khen ngợi, nhưng phải chân thành nếu đó là kết quả xuất sắc. Còn nếu đó chỉ là ý định tốt với nỗ lực trung bình thì hãy để cho sự việc trôi qua. Những lãnh đạo xuất sắc trong việc phản hồi sẽ xây dựng nên môi trường hòa hợp trong toàn tổ chức.
Những cách có thể áp dụng chung.
- Công khai tin tốt, nói riêng tin xấu. Quở trách người khác nơi công cộng là thiếu tôn trọng họ, gây ra tác dụng ngược lại. Khi lúng túng, nhân viên sẽ không nghe bạn nữa.
- Theo nghiên cứu, phần lớn hiệu quả trong giao tiếp là ngôn ngữ không lời. Khi đối thoại gặp  những vấn đề khó khăn thì trực diện với vấn đề sẽ khiến bạn ít phải giải thích dài dòng hơn về sau. Nhờ trực diện, bạn biết người khác tiếp nhận có chính xác không, còn người khác thì đọc được ngôn ngữ qua cử chỉ của bạn. Trao đổi qua điện thoại cũng có thể là một cách trực diện. Nhưng đừng bao giờ chê trách qua email. Email thường được dùng khi muốn tiết kiệm thời gian, nhưng trong trường hợp dùng để khiển trách, email có tác dụng ngược lại. Khi nhân viên nhận email tiêu cực từ sếp, họ sẽ gặm nhấm nó, đọc đi đọc lại nhiều lần rồi chuyền cho đồng sự để chia sẻ, hoặc suy diễn sai ý bạn.
- Hòa nhã, cụ thể. Khen ngợi phải cụ thể, khiển trách lại càng phải cụ thể hơn. Phương pháp hiệu quả nhất là “thái độ” tôn trọng của bạn đối với nhân viên, vì cho thấy rằng bạn vẫn tin tưởng vào họ.
- Thông thường, dù bạn có ý rất tốt thì người khác cũng không hẳn hoàn toàn hiểu đúng ý bạn. Hãy chắc chắn rằng hai bên hiểu ý nhau. Vì thế, khi kết thúc cuộc đối thoại, hãy hỏi người nghe về những điều họ nghe được, những việc họ định làm quanh vấn đề đó.
Thuyết phục.
Sức mạnh từ uy tín: Uy tín cá nhân có sức ảnh hưởng rất lớn  Sẽ dễ dàng thuyết phục nhân viên thực hiện yêu cầu của bạn hơn rất nhiều nếu họ coi bạn là một chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Cần lưu ý, uy tín cá nhân cần được thường xuyên giữ gìn để tránh trường hợp “mua danh ba vạn, bán danh ba đồng”. Tâm lý chung của nhân viên là luôn sẵn sàng vâng lệnh cấp trên. Đây là điều không cần phải tranh cãi. Tuy nhiên, công việc ở công sở đòi hỏi phải có một mức kỷ luật nhất định. Vì thế nhà lãnh đạo phải đồng thời vừa quan tâm đến việc tạo dựng không khí tích cực và tăng cường mối thiện cảm nhưng không được nhầm lẫn công việc chung với các mối quan hệ hữu nghị. (Một lời khuyên thêm: Bạn khó có thể thuyết phục được ai nếu đưa ra các yêu cầu hoặc đòi hỏi quá mức).
Ngoài ra, để có thể thuyết phục người khác thành công thì trước hết bạn nên tự rèn luyện cho mình khả năng phán đoán tâm lý người khác và hãy là người dễ mến:
* Thứ nhất, hãy luôn giữ nụ cười khi giao tiếp với người khác. Đây là nguyên tắc hàng đầu khiến người khác có cảm tình với bạn.
* Thứ hai, hãy chú tâm lắng nghe người đối thoại để tạo nên sự thấu hiểu, thông cảm cho cả hai bên.
* Thứ ba, cố gắng càng nhanh càng tốt tìm được một đề tài gần gũi với người đối thoại và làm anh ta quan tâm.
* Thứ tư, ngay từ phút gặp mặt đầu tiên hãy thể hiện niềm quan tâm chân thành với người đối thoại. Điều này có nghĩa là “thấu hiểu” được nhiều góc cạnh con người của họ (một khi người đối thoại đã hưng phấn, bạn sẽ được nghe tất cả).
Khích lệ nhân viên.
Bằng cách nêu lên những yêu cầu, khó khăn, đồng thời nhấn mạnh tính phức tạp và những thiệt hại có thể xảy ra với công ty. Điều này rất quan trọng vì tâm lý chung của con người là thường suy nghĩ nhiều và nghiêm túc về những cái có thể mất hơn là những cái đạt được. Tuy nhiên, bạn phải trung thưc. Nếu sự không trung thực của bạn bị phát giác một ngày nào đó thì bất cứ yêu cầu hay thuyết phục nào sau đó của bạn đều sẽ gây nên mối nghi ngờ.
--------------------------------------------------------------------------
Theo www.nguonlucquocte.com

Thứ Tư, 27 tháng 5, 2015

TƯ VẤN XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN TRỊ NHÂN SỰ

Khi nói đến hoạt động của mỗi doanh nghiệp thì không thể không nói đến công tác quản trị nhân sự tại doanh nghiệp. Chính hoạt động quản trị nhân sự bài bản, chuyên nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả , tăng năng lực cạnh tranh, đặc biệt sẽ huy động được tối đa nguồn lực hiện có của doanh nghiệp, giảm chi phí và gia tăng lợi nhuận. Một khía cạnh khác nữa đó là khi người lao động làm việc trong môi trường có hệ thống quả trị nhân sự bài bản và chuyên nghiệp thì sẽ giúp người lao động vui vẻ hơn, tư tin hơn và làm việc với năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn vì họ được nhìn thấy con đường và cơ hội phát triển ở phía trước, họ thấy được mục tiêu công việc cần đạt được là gì ? họ sẽ được gì khi đạt được mục tiêu đó. Đây chính là con đường tốt nhất hiện nay để giúp doanh nghiệp cạnh tranh và đứng vững để vượt qua khó khăn của cơn bảo khủng hoảng kinh tế.

Vậy làm sao để công tác quản trị nhân sự tại doanh nghiệp có hiệu quả ? Quý vị hãy yên tâm vì chúng tôi có đủ những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nhân sự, họ đã có kinh nghiệm thực tế hơn 20 năm và hiện là chuyên gia tư vấn cao cấp, là Giảng viên hàng đầu hiện nay. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và phục vụ tốt nhất.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Theo www.nguonlucquocte.com
Thông tin liên hệ:
- Điện thoại: 0919.977.533  Mr. Hưng

Bí quyết quản trị nhân sự thành công

Quản trị nhân sự đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Một công ty hay một tổ chức nào dù có nguồn tài chính dồi dào, máy móc kỹ thuật hiện đại đến đâu cũng sẽ trở nên vô nghĩa nếu không biết quản trị nhân sự. Chính phương thức quản trị nhân sự sẽ tạo ra bộ mặt, bầu không khí vui tươi phấn khởi hay căng thẳng, u ám trong công ty.

Quản trị nhân sự là lĩnh vực phức tạp và khó khăn
Bầu không khí sinh hoạt trong công ty sẽ quyết định sự thành đạt của bạn. Chúng ta không phủ nhận vai trò của các lĩnh vực khác như quản trị tài chính, quản trị sản xuất, quản trị hành chính, kế toán,… nhưng rõ ràng quản trị nhân sự đóng vai trò rất quan trọng trong mọi doanh nghiệp. Bất cứ cấp quản trị nào cũng phải biết quản trị nhân viên của mình.
Quản trị nhân sự là một lĩnh vực phức tạp và khó khăn. Nó bao gồm nhiều vấn đề như tâm sinh lý, xã hội, đạo đức,… Nó là sự trộn lẫn giữa khoa học và nghệ thuật - nghệ thuật quản trị con người.
Công việc quản trị không hề dễ dàng khiến cho vai trò của nhà quản trị trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Một nhà quản trị giỏi cần biết phân tích và nắm vững các yếu tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến công tác quản trị nhân sự.
Muốn lãnh đạo nhân viên thành công, muốn nhân viên an tâm nhiệt tình công tác, nhà quản trị phải có những bí quyết riêng. Nghệ thuật quản lý nhân sự dựa trên ba bí quyết đơn giản nhưng rất hiệu quả nhằm tăng năng suất làm việc của nhân viên, tăng lợi nhuận và sự thoả mãn của khách hàng. Nhân viên làm việc năng suất hơn nếu như họ biết bạn muốn họ làm cái gì, họ được khen ngợi khi làm đúng và bị khiển trách rõ ràng nếu làm việc không tốt, nhưng nhân cách của họ cũng phải được tôn trọng. Những nhà quản trị nhân sự áp dụng những bí quyết này ít bị căng thẳng và dễ đạt được thành công.
--------------------------------------------------------------------------------------------
Theo www.nguonlucquocte.com

Thứ Ba, 26 tháng 5, 2015

Thế nào là kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm cực kỳ quan trọng trong. Đó là một tập hợp những qui tắc, nghệ thuật , cách ứng xử , đối đáp được đúc rút qua kinh nghiệm thực tế hằng ngày giúp mọi người giao tiếp hiệu quả thuyết phục hơn khi áp dụng thuần thục kỹ năng giao tiếp. Có thể nói kỹ năng giao tiếp đã được nâng lên thành nghệ thuật giao tiếp bởi trong bộ kỹ năng này có rất nhiều kỹ năng nhỏ khác như  kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thấu hiểu, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể, kỹ năng sử dụng ngôn từ, âm điệu… Để có được kỹ năng giao tiếp tốđòi hỏi người sử dụng phải thực hành thường xuyên, áp dụng vào mọi hoàn cảnh mới có thể cải thiện tốt kỹ năng giao tiếp của mình.
Giao tiếp là hoạt động thường nhật xảy ra liên tục mọi lúc mọi nơi. Là cầu nối giữa người nói với người nghe. Trong công sở nếu có được  kỹ năng giao tiếp tốt mọi quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp trở nên gần gũi hơn. Cơ hội thăng tiến cũng rộng mở hơn với người có kỹ năng giao tiếp tốt. Người làm kinh doanh luôn cần một kỹ năng giao tiếp tốt để mở rộng quan hệ khách hàng, đối tác. Trong gia đình mọi cá nhân cũng cần trang bị cho mình bộ kỹ năng giao tiếp. Giao tiếp trong gia đình hiệu quả đòi hỏi mỗi người phải biết lắng nghe tốt, biết truyền tải thông điệp đến với nhau mới đảm bảo cuộc sống vui vẻ hạnh phúc. Con cái cần kỹ năng giao tiếp để thấu hiểu tâm lý và có thể giao tiếp cởi mở, dễ dàng chia sẻ cảm xúc với ông bà cha mẹ. Ngược lại người lớn cũng phải có kỹ năng giao tiếp để có thể lắng nghe con cái, chia sẻ những suy nghĩ của thế hệ trẻ.
Chắc chắn trong cuộc sống sẽ có nhiều người cảm thấy lạc lõng giữa những mối quan hệ. Cảm thấy khó khăn khi mở đầu câu chuyện , hay bế tắc khi tìm hướng triển khai cho cuộc trò chuyện bị ngắt quãng. Đó là vì bạn chưa nắm được những bí quyết trong kỹ năng giao tiếp hằng ngày. Có người hướng nội , có người hướng ngoại, nhưng có một điều người hướng nội chưa chắc giao tiếp kém và người hướng ngoại cũng không hẳn là người giao tiếp giỏi. Người giao tiếp hiệu quả và thành công là những người sử dụng và thực hành kỹ năng giao tiếp một cách thuần thục nhất. Không ai sinh ra đã sở hữu kỹ năng giao tiếp hoàn hảo. Ngay cả những người bạn gặp trong cuộc sống hằng ngày, những người mà bạn gọi là “ dẻo mỏ” hay “ người nói chuyện có duyên” . Những người đó nếu bạn để ý sẽ thấy họ tập nói chuyện hằng ngày , nói nhiều và đúc rút kinh nghiệm và dần sở hữu kỹ năng giao tiếp thành thạo nhuần nhuyễn hơn người khác.
----------------------------------------------------------------------------------
Theo www.nguonlucquocte.com

Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015

"Đánh giá thành tích nhân viên"

Nếu so sánh giữa tất cả các kỹ năng quản lý thì có lẽ kỹ năng đánh giá nhân viên là khó nhất. Tuy nhiên, đây lại là công việc rất quan trọng trong công tác quản trị nhân sự. Người đứng đầu doanh nghiệp dù có xuất sắc đến đâu nhưng nếu không có những đồng sự giỏi sẽ khó mà thực hiện được các chiến lược, chiến thuật để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Đánh giá đúng nhân viên sẽ giúp lãnh đạo đặt cấp dưới vào đúng vị trí, giao việc đúng với khả năng, tạo hiệu quả tốt trong công việc.
Trước tiên, xin giải thích lý do tại sao tôi đặt cụm từ “đánh giá nhân viên” trong dấu ngoặc kép. Hiện nay, đại đa số các doanh nghiệp vẫn hiểu cụm từ này đồng nghĩa với việc sử dụng “Quy trình đánh giá nhân sự”. Điều này đồng nghĩa với việc xem nhân viên là đối tượng đánh giá/chấm điểm, dựa trên các tiêu chí cá tính, thói quen, cách giao tiếp, mối quan hệ,… thay vì đánh giá những cống hiến của nhân viên. Đây chính là sai lầm. Và tôi muốn thống nhất với bạn trước khi đi vào nội dung bài viết này là: chúng ta không nên đánh giá nhân viên mà nên đánh giá những gì nhân viên đã và sẽ cống hiến cho doanh nghiệp vì mục tiêu của doanh nghiệp. Nghĩa là đối tượng đánh giá là những gì nhân viên làm được và có thể làm được nhằm thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Việc đánh giá này, gọi là “Đánh giá năng lực và thành tích”.

VẬY NĂNG LỰC VÀ THÀNH TÍCH LÀ GÌ?

Thành tích: là những gì nhân viên đạt được. Đánh giá thành tích chính là đánh giá hiệu quả công việc.Hiệu quả công việc phản ánh những nỗ lực của nhân viên trong thời điểm hiện tại, thể hiện bằng những kết quả có thể “nhìn” thấy, cũng như đo lường được.
Năng lực: là kiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc của nhân viên. Đánh giá năng lực là đánh giá những giá trị tiềm ẩn, không thể quan sát bằng mắt thường bên trong nhân viên. Hay nói cách khác, đánh giá năng lực là đánh giá tiềm năng phát triển của nhân viên trong tương lai. (Nếu một nhân viên có năng lực tốt, được đặt đúng vị trí với điều kiện làm việc phù hợp thì sẽ mang lại hiệu quả công việc tốt).

TẠI SAO CẦN ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC VÀ THÀNH TÍCH?

Nếu đánh giá thành tích làm cơ sở để trả lương, xét tăng lương, thưởng cuối tháng, cuối năm thì đánh giá năng lực là cơ sở để hoạch định nguồn nhân lực (lập kế hoạch đào tạo và phát triển, thuyên chuyển, bổ nhiệm,…), là thước đo để ta dự báo trước khả năng hoàn thành mục tiêu công việc của nhân viên, mục tiêu của doanh nghiệp, là cơ sở để trả lương theo năng lực.

QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ

Để đảm bảo việc đánh giá được công bằng, minh bạch, quy trình đánh giá cần chia thành ít nhất 03 bước.
Bước 1: Nhân viên tự đánh giá. Hãy để cho nhân viên độc lập suy nghĩ và đánh giá chính mình, được nêu lên những nguyện vọng, ý kiến cá nhân dựa trên những tiêu chí đã thống nhất trước.
Bước 2: Song song và đồng thời với bước 1, nhà quản lý thực hiện đánh giá năng lực và thành tích của nhân viên. Điều này có nghĩa là, cấp quản lý và nhân viên cùng đánh giá trên những tiêu chí như nhau nhưng khi đánh giá, cấp quản lý không xem xét kết quả tự đánh giá của nhân viên để tránh bị “định hướng” trước kết quả đánh giá.
Bước 3: Đối chiếu kết quả đánh giá và trao đổi với nhân viên.
Đây là bước quan trọng nhất nhưng không nhiều nhà quản lý làm tốt. Nếu kết quả đánh giá của nhân viên và cấp quản lý giống nhau thì đây quả là điều quá lý tưởng, nhưng khả năng này khó xảy ra, còn không giống nhau là chuyện hết sức bình thường. Vì ở hai vị trí khác nhau, góc nhìn khác nhau đương nhiên dẫn đến những nhận định không giống nhau.
Quá trình đối chiếu kết quả đánh giá với nhân viên, giúp nhà quản lý hiểu được trình độ nhận thức, nguyện vọng,… của nhân viên và xem xét sự phù hợp với mục tiêu doanh nghiệp. Kết quả giống nhau đồng nghĩa với hai “tư tưởng” lớn đã gặp nhau, mục tiêu của doanh nghiệp chắc chắn sẽ được thực hiện tốt và cũng có nghĩa là bạn đang sở hữu một đội ngũ rất tốt. Còn ở trong trường hợp ngược lại, bạn cần giải thích rõ với nhân viên tại sao mình đánh giá khác, cần cho nhân viên biết bạn muốn thay đổi như thế nào cho phù hợp… Đây là cơ hội để bạn giúp nhân viên hiểu mình và tự hoạch định lộ trình phát triển cho bản thân.
Khi đã thấu hiểu nhau, chắc chắn nhân viên sẽ tâm phục, khẩu phục với đánh giá của bạn.

KHI NÀO CẦN ĐÁNH GIÁ?

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp chỉ đánh giá năng lực và thành tích vào dịp cuối năm, làm cơ sở xét thưởng và tăng lương. Tuy nhiên, theo tôi, doanh nghiệp nên đánh giá thường xuyên, định kỳ hàng tháng hoặc ít nhất ba tháng/lần để đảm bảo bám sát mục tiêu của doanh nghiệp và các giá trị phần thưởng. Nếu định kỳ đánh giá quá dài (một năm/lần) thì chúng ta không còn cơ hội để điều chỉnh và ý nghĩa khuyến khích của phần thưởng cũng không còn đầy đủ giá trị. Đó là chưa kể, để lâu, chúng ta dễ bị “quên” thành tích nhưng lại có nguy cơ “nhớ” rất rõ lỗi của nhân viên làm ảnh hưởng đến kết quả đánh giá.
Nếu bạn thực hiện đánh giá như trên thì không chỉ vẹn cả đôi mà là ba, bốn đường rồi!
----------------------------------------------------------------------------------
Theo www.nguonlucquocte.com

Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2015

Lương và thưởng như thế nào?

Có thể bạn nghĩ rất đơn giản rằng cách tốt nhất để nhân viên của mình làm việc hăng hái và năng suất hơn là thường xuyên   tăng lương cho họ. 

Hãy coi chừng “cái bẫy” tăng lương đó, bởi vì tăng lương cho nhân viên không theo một nguyên tắc nào là việc làm tốn kém và vô nghĩa. Bạn hoàn toàn có thể thúc đẩy nhân viên làm việc tích cực hơn và công ty bạn sẽ thu được lợi nhuận nhiều hơn nhờ sơ đồ trả lương và chế độ thưởng hợp lý.
Hãy trả lương theo hiệu quả công việc
Nhiều công ty quy định nhân viên chỉ được nhận một khoản tiền lương nhất định hàng tháng. Quy định này thật đơn giản và dễ hiểu, nhưng lại có vẻ hơi sơ sài. Nhân viên của bạn sẽ làm việc mà không có chút hứng thú nào, chưa kể lượng nhân viên bỏ đi và phải thay thế là rất lớn.
Lại có công ty trả lương theo kiểu thưởng là chính, nghĩa là phần tiền lương sẽ chỉ là tượng trưng, còn thu nhập chính trong tháng là phần tiền thưởng từ khối lượng công việc hoàn thành.
Khi đó, nhân viên sẽ làm việc tốt hơn, bởi vì họ sẽ được nhận rất nhiều phần thưởng khác nhau: thưởng do hoàn thành công việc được giao, thưởng do vượt mức kế hoạch, thưởng do thực hiện được đơn hàng lớn và thuyết phục được người mua trả tiền trước 100%, thưởng do bán được hàng trực tiếp từ kho công ty không cần qua trung gian…
Vậy có thể thấy, khi bạn trả lương cho nhân viên theo một quy định cứng nhắc, bạn chỉ có thể mua được thời gian của họ. Nhưng nếu muốn nhân viên làm việc nhiệt tình và mang lại lợi nhuận tối đa cho công ty, bạn không cần mua thời gian, mà phải mua cho được kết quả công việc của họ. Nhân viên cũng nên biết rằng họ nhận được tiền thù lao vì những công việc nhất định, vì họ đem lại cho công ty những lợi nhuận nhất định.
Nếu công ty không có sơ đồ lương thưởng hợp lý, những nhân viên “khôn ngoan” không sớm thì muộn cũng sẽ tìm cách lấy cho được những khoản tiền này một cách mờ ám.
Bên cạnh việc khuyến khích, động viên thông qua chế độ thưởng, thì việc soạn thảo một hệ thống tăng lương hợp lý cũng giúp bạn dẹp bỏ được những hành vi lạm dụng quyền thế để trục lợi cá nhân (che giấu thu nhập, trộm cắp…).
Tháng lương thứ 13 có gì là không tốt?
Tất cả các loại tiền trả cho nhân viên đều có thể chia ra làm 2 nhóm chính: lương chính và thưởng. Lương chính thường là để trả cho việc chấp hành những nguyên tắc lao động (đi về đúng giờ, không vi phạm nội quy công ty…). Khoản lương này thường không lớn và được giữ nguyên suốt thời gian khá dài.
Còn tiền thưởng là khoản thêm vào cho nhân viên vì hiệu quả của công việc thường nhật, nghĩa là vì chất lượng hoàn thành nhiệm vụ. Ở đa số công ty, phần thưởng này nằm trong khoảng 10-15% lương và là mức thưởng định kỳ.
Tháng lương thứ 13 cũng được xếp vào nhóm thưởng định kỳ và đôi khi còn được viết rõ ràng trong hợp đồng lao động. Thật ra, tháng lương thứ 13 này không hẳn đã là công cụ hữu hiệu, nếu xét từ góc độ thúc đẩy năng suất lao động, nhưng lại rất có ý nghĩa trong việc giữ chân nhân viên ở lại, bởi vì nếu người lao động biết chắc rằng đến cuối năm họ sẽ có một khoản tiền thưởng bằng giá trị một tháng lưong, họ sẽ ở lại với bạn ít nhất là thêm… một năm nữa.
Những ngoại lệ
Những phần thưởng không nằm trong quy định rất đa dạng và phụ thuộc vào các chỉ số công việc của nhân viên, có thể là tiền hoa hồng cho nhân viên bán hàng (trích phần trăm từ lợi nhuận hoặc tổng lượng hàng bán ra), thưởng do hoàn thành tốt kế hoạch và đạt được mục tiêu đề ra…
Sơ đồ thưởng do đạt được mục tiêu rất phổ biến ở phương Tây dưới hình thức “Key Performance Indicators” (những chỉ số then chốt của tính hiệu quả). Mỗi nhân viên đều biết họ phải đạt được những chỉ số nào để có thể được nhận phần tiền thưởng mong muốn.
Đối với mỗi mục tiêu đều có phần thưởng phù hợp được quy định sẵn, ví dụ, đối với giám đốc kinh doanh thì mục tiêu có thể là mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng lợi nhuận cho công ty, thu hút những đối tác lớn…
Cũng có thể có phần thưởng đột xuất, chỉ trao tặng cho những nhân viên đặc biệt và trong những trường hợp đặc biệt, ví dụ cho nhân viên đạt được thành tích thật cao, cho những chuyên viên khi tham gia vào dự án nào đó, cho việc soạn thảo những kế hoạch mới hay sau khi hoàn thành xuất sắc khóa đào tạo…
Có thể thưởng không nhiều, nhưng nên thường xuyên
Như thế nào là thường xuyên? Không thể có câu trả lời duy nhất. Có công ty thưởng nhân viên mỗi tháng, có nơi lại thưởng mỗi quý, nơi lại chọn cách nửa năm thưởng một lần, có chỗ lại gom cả vào để cuối năm tặng luôn thể.
Phần thưởng chia hàng tháng thường giúp cho việc quyết toán sổ sách được tiện lợi hơn, còn nhân viên cũng luôn giữ được sự hăng hái làm việc năng suất hơn vào tháng tiếp theo.
Đối với công ty có 100 nhân viên trở lên, việc trả thưởng mỗi quý hoặc mỗi 6 tháng sẽ hiệu quả hơn. Những công ty thưởng vào cuối năm thường là những đơn vị phần nào phụ thuộc vào lợi nhuận (các công ty kinh doanh, xuất nhập khẩu…).
Phần thưởng cuối năm cũng thường được áp dụng đối với những nhân viên giỏi, ban điều hành và các chuyên gia tài chính, những người trực tiếp liên quan đến việc tăng lợi nhuận cho công ty.
Nguyên tắc phải được mọi người thông qua
Hệ thống lương và thưởng cần phải rõ ràng, minh bạch. Khi một nhân viên biết chắc chắn rằng nếu lao động hiệu quả, anh ta sẽ được nhận khoản tiền thưởng vào cuối năm, vậy thì anh ta sẽ thực sự cố gắng để làm việc tốt hơn.
Nếu bạn cứ thưởng cho nhân viên mà không giải thích là tại sao, thưởng vì cái gì, thì số tiền đó chẳng khác nào để gió cuốn đi. Tiền thưởng cần phải liên quan đến kết quả công việc của nhân viên, vì thế mỗi nhân viên phải biết tại sao anh ta được thưởng.
Nếu phần thưởng chỉ đơn thuần là vì nhân viên “làm việc tốt” thì dần dần phần thưởng không còn là động lực để mọi người làm việc tích cực nữa. Họ chỉ chờ được lĩnh những khoản tiền dễ dãi đó, trong khi họ không cần phải làm việc một cách thực sự có hiệu quả tạo và tất nhiên là họ không hề tạo ra lợi nhuận cho công ty.
Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có thể quy sức lao động của nhân viên về các chỉ số có sẵn. Trong trường hợp đó, bạn có thể lập ra những bảng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hoàn thành công việc, giá trị của ý tưởng và những sáng kiến cải tiến trong sản xuất…
Nếu ban lãnh đạo quyết định thay đổi sơ đồ thưởng thì nên làm một cách công khai và chỉ bắt đầu tiến hành sau khi đã chi trả tất cả các khoản lương và thưởng theo sơ đồ cũ. Sơ đồ thưởng mới phải tỏ ra hợp lý, công bằng hơn sơ đồ cũ và nó phải được giới thiệu cho tất cả nhân viên.
-------------------------------------------------------------------------------
Theo www.nguonlucquocte.com