Trung Tâm Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Lực Quốc Tế

- Đào Tạo Giám Đốc Nhân Sự
- Đào Tạo Quản Trị Nhân Sự Chuyên Nghiệp
- Đào Tạo Tại Doanh Nghiệp

Hình Ảnh Đào Tạo Giám Đốc Nhân Sự

90% là học thực hành trên máy tính cá nhân, thông qua hội đồng phản biện.
Chương trình thực tế chuyên nghiệp.
Mô hình mới chỉ có ở chúng tôi.

Hình Ảnh Đào Tạo Quản Trị Nhân Sự Chuyên Nghiệp

Chương trình cơ bản thực tế và chuyên nghiệp.
Phù hợp với người mới vào nghề nhân sự, muốn lấy lại cơ bản, SV năm 3, năm cuối.
Sau khóa học, học viên đảm nhậm được tất cả những công việc liên quan đến hành chính nhân sự.

Hình Ảnh Đào Tạo Tại Doanh Nghiệp

Bao gồm tất cả kỹ năng liên quan theo nhu cầu doanh nghiệp.
Chương trình thực tế, lấy học viên làm trung tâm.
Giảng viên hàng đầu, giỏi lý thuyết, giàu kinh nghiệm thực tế.

Hình Ảnh Tư Vấn Doanh Nghiệp

Tư vấn tái cấu trúc Doanh nghiệp, xây dựng hệ thống quản trị mục tiêu.
Tư vấn xây dựng hệ thống đánh giá thành tích nhân viên.
Tư vấn xây dựng hệ thống trả lương và đãi ngộ.

Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2015

MỚI CHUYỂN SANG VỊ TRÍ NHÂN SỰ (HR) NÊN BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU?

Mới đảm nhận vị trí hành chính nhân sự từ vị trí công việc khác nên bắt đầu từ đâu  ?Tự dưng trong tôi dâng lên cảm giác áy náy tệ. Và tôi liền bắt tay viết lại một bài viết sao cho cụ thể hơn và dễ hình dung hơn. Câu hỏi của chúng ta được đặt ra là: Mới chuyển ngang sang vị trí nhân sự nên bắt đầu từ đâu ?

Trong quãng thời gian hoạt động trong lĩnh vực nhân sự của mình tôi gặp không phải khá nhiều mà là nhiều anh chị em không học đúng chuyên ngành mà được chuyển ngang sang làm HR. Nhiều anh chị đã làm từ rất lâu rồi. Chuyển sang làm HR thì có nhiều vị trí lắm. Đến CEO chuyển về làm Nhân sự, tôi cũng gặp rồi. Mỗi người sẽ có cách tiếp cận với Vị trí Nhân sự khác nhau. Theo tôi, việc đầu tiên khi nhận được quyết định đó là suy nghĩ xem đó là cơ hội hay là rủi ro. Tôi thích lối suy nghĩ đây là cơ hội hơn.
Cơ hội thứ hai, tất nhiên, HR là lĩnh vực hot và có thu nhập đang lên. Sang đây là sang một khu vực, chân trời mới, rộng mở với cộng đồng hỗ trợ nhau tốt và chúng ta sẽ có những quyền lực mềm mà không phải vị trí nào cũng có được.
Cơ hội đầu tiên, có thể là ta đang được ở trong quá trình đào tạo CEO nên được điều chuyển vào phòng này. Hi. Hơi buồn cười 1 chút vì đây là cơ hội rất nhỏ. Nhưng chả tội gì mà ta không AQ, không tự huyễn hoặc một chút.
Thôi tạm 2 cơ hội thế đã. Giờ trở lại với câu hỏi, câu trả lời của tôi đó là:
Đây là 6 công việc, 6 bước bạn cần làm để nắm bắt và có thể chuyển ngang sang vị trí Nhân sự một cách tốt nhất. Bạn có thể làm từng việc hoặc làm song song các việc. Không vấn đề gì. Chúng ta sẽ đi vào cụ tỉ từng việc.
Việc 1: Đầu tiên, tôi khuyên mọi người là nên tìm cho mình cái nhìn  tổng quát về nghề. Khi nắm được 1 cách tổng quát thì tự nhiên trong đầu ta sẽ nảy sinh các ý tưởng để làm việc. Giống như việc lá vàng thì sẽ về cội, ta biết được quy luật thì lá sẽ có rất nhiều cách để rụng: lá khẽ đưa vèo, lá rơi nhẹ như là rơi nghiêng, lá rơi 1 cái bộp xuống đất … Tổng thể nhất đối với tôi, nhân sự là: làm tất cả mọi việc để công ty và mọi người trong công ty hoàn thành tốt công việc.
Công việc của nhân sự xoay quanh vòng đời của nhân viên. Bạn cứ nhìn vào chu trình tổng thể dưới đây sẽ thấy rõ.

Nhân viên bơ vơ ở ngoài thị trường, chúng ta có nhu cầu tìm người giúp đỡ. 2 bên hợp tác. Nhân viên về làm cho công ty. Công ty đánh giá nhân viên. Được thì nhân viên tiếp tục làm cho công ty không thì lại ra thị trường. Gọn như mấy dòng này nhưng là hằng hà sa số việc phải làm.
Mỗi một dòng, một từ khóa ở trong hình trên là khá nhiều việc, dự án cần triển khai. Chúng ta chưa cần phải đi sâu vào từng vấn đề vội, bạn chỉ cần nhìn để hình dung công việc cũng như lấy ý tưởng để triển khai các công việc về sau. Tôi thấy các từ khóa sau bạn nên nắm sơ qua.
Thêm một cái nữa, bạn nên nắm được về tổng quan nhân sự: sẽ có 2 nhóm công việc. Nhóm 1 là vận hành các công việc vật lý và nhóm 2 triển khai các dự án.
Chúc bạn thành công
--------------------------------------------------------------------------------------------------------

Thứ Năm, 17 tháng 12, 2015

Thách thức dành cho người làm quản trị nhân sự thời đại mới

Việc đề xuất và thực hiện các chính sách về nhân sự của họ đóng góp ngày càng tích cực vào quá trình phát triển, vào những chuỗi thành công của doanh nghiệp. Nhưng nghề giám đốc nhân sự quả là chẳng hề dễ dàng chút nào, nhất là khi  nguồn nhân lực còn chắp vá, thiếu và yếu. Các giám đốc nhân sự còn thiếu tính chuyên nghiệp, còn phải kiêm thêm việc khác.

Làm thế nào để hài hoà được lợi ích giữa người sử dụng lao động và người lao động là công việc mà ngườiphụ trách nhân sự phải lo toan tính toán hàng ngày. Tuỳ theo thực tế của doanh nghiệp, người phụ trách nhân sự luôn phải tìm ra cách ứng phó với các thực tế xảy ra, biết tháo gỡ các khó khăn và xây dựng được tính đoàn kết trong doanh nghiệp, từ đó tạo ra sức mạnh phát triển doanh nghiệp.
Luôn gặp phải những phàn nàn về chính sách lương
Đây là điều mà rất nhiều giám đốc nhân sự gặp phải. Không chỉ ở doanh nghiệp có mặt bằng lương thấp, mà ngay cả các doanh nghiệp có mặt bằng lương cao hơn mức trung bình.
Nguyên nhân của việc này có thể do chính giám đốc nhân sự thiếu cơ sở về việc đánh giá kinh nghiệm, trình độ đào tạo và các công việc trước đây cũng như sự phát triển kỹ năng của từng cán bộ, nhân viên. Cũng từ nguyên nhân thiếu cơ sở trong việc phân tích và phân loại các mức lương cho người lao động hay trong việc đưa ra định mức đánh giá kết quả hoạt động, giám đốc nhân sự không chỉ ra được mức lương hợp lý và công bằng trong hệ thống nhân sự.
Tuy nhiên, giám đốc nhân sự vẫn chỉ là giám đốc nhân sự. Thái độ, cách thức điều hành của tổng giám đốc điều hành (hay có thể là do quyết định của hội đồng quản trị) đôi khi cũng làm cho chính sách nhân sự không nhất quán, thiếu tính ổn định, làm cho giám đốc nhân sự lúng túng, bị động và thiếu linh hoạt trong việc sắp xếp hệ thống tiền lương. Cũng có thể do các "sức ép tế nhị", giám đốc nhân sựkhông thể thực hiện được đầy đủ các mối quan hệ giữa tiền lương và giá trị công việc của từng người lao động, dẫn đến sự mất công bằng trong hệ thống tiền lương.

Đối diện với tình trạng tỷ lệ luân chuyển lao động tăng cao
Các giám đốc nhân sự đôi khi bị hoảng hốt bởi tình trạng chất lượng lao động đi xuống, năng suất lao động thấp kém…, rồi dần dà xảy ra tình trạng lao động cũ bỏ đi, lao động mới vào xin việc liên tục. Việc đăng tuyển, tổ chức thi cử, phỏng vấn cứ diễn ra triền miên…làm bộ phận nhân sự bị lao tâm khổ tứ.
Các giám đốc nhân sự sáng suốt hơn sẽ đặt ra các câu hỏi như liệu đã công bằng, đã chính xác và nhất quán trong việc trả lương chưa; liệu đã xác định chính xác tỷ lệ lương, lợi ích và chi phí của người lao động cũng như thời gian nghỉ phép và thái độ làm việc của người lao động; liệu người lao động có biết, có hiểu, có đồng ý với những nguyên tắc quản lý, chính sách được vận dụng trong quản lý nhân lực không.
Hài hoà các mối quan hệ nội bộ phức tạp
Các mối quan hệ giữa người lao động với người lao dộng, giữa người lao động với người sử dụng lao động thường rất phức tạp nên việc điều hoà các mối quan hệ đó là việc rất vất vả, đầy tính nhạy cảm và phải biết cách xử lý nghệ thuật của nhà quản trị nhân sự.

Không phải người phụ trách nhân sự nào cũng thạo nghề và biết cách hoá giải những khó khăn gặp phải. Nhiều cán bộ quản trị nhân sự thiếu kỹ năng đàm phán, kỹ năng thuyết phục  người lao động và thuyết phục cả người sử dụng lao động trong quá trình hoá giải các mâu thuẫn nội tại hoặc trong quá trình thuyết phục cấp trên chấp thuận kế hoạch do mình đề xuất.
Thông thường, cán bộ quản trị doanh nghiệp kiêm luôn đại diện cho công đoàn trong doanh nghiệp, nên việc đàm phán với người lao động để đưa ra được một chính sách hài hoà lợi ích là rất quan trọng.

Trong bối cảnh hội nhập và có xu hướng cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường lao động hiện nay, các nhà quản trị nhân sự luôn phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Giám đốc nhân sự chuyên nghiệp, biết việc - biết làm đúng là người có vị trí thật sự quan trọng hơn nếu công ty có chiến lược phát triển bài bản, vững chắc.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Thứ Sáu, 4 tháng 12, 2015

TP.HCM: Điều chỉnh mức đóng BHXH theo quy định từ 1/1/2016

Cơ quan Bảo hiểm xã hội TP.HCM vừa có công văn gửi các doanh nghiệp đóng trên địa bàn TP hướng dẫn thực hiện đóng   BHXH, BHYT, BHTN từ ngày 1/1/2016.

Theo đó, từ ngày 1/1/2016, tiền lương tháng đóng BHXH đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định là mức lương và phụ cấp lương ghi trong hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
Tiền lương tháng đóng BHXH đối với người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương là tiền lương do doanh nghiệp quyết định, trừ viên chức quản lý chuyên trách trong công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
Cũng kể từ ngày 1-1-2016, các đơn vị sử dụng lao động phải rà soát lại mức lương tối thiểu trong thang lương, bảng lương mà đơn vị đã gửi với cơ quan quản lý nhà nước về lao động để điều chỉnh lại cho phù hợp, theo nguyên tắc không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng mới dưới đây. Trên cơ sở đó, điều chỉnh lại mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTNcho từng người lao động theo đúng thang lương, bảng lương đã xây dựng;
Mức lương tối thiểu vùng mới được áp dụng như sau:
Mức 3.500.000 đồng/tháng áp dụng đối với đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các quận và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè.
Mức 3.100.000 đồng/tháng áp dụng đối với đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn huyện Cần Giờ.
Người lao động ký hợp đồng lao động tại văn phòng hoặc trụ sở chính đóng tại TP.HCM nhưng làm việc ở các vùng khác thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng tại địa bàn làm việc ghi trong hợp đồng lao động đểđiều chỉnh lại tiền lương, tiền công ghi trên hợp đồng, làm căn cứ đóng, hưởng BHXH, BHYT và BHTN.
Ngoài ra, BHXH TP cũng lưu ý: Mức lương tối thiểu vùng chỉ dùng ký hợp đồng lao động và đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường và thời giờ làm việc bình thường ở các đơn vị sử dụng lao động.
Đối với người lao động đã qua học nghề (kể cả do doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được doanh nghiệp kiểm tra, bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua học nghề) thì tiền lương ghi trên hợp đồng lao động thấp nhất cũng phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng, nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì cộng thêm 5%.
Chậm nhất đến ngày 20-2-2016, các đơn vị sử dụng lao động phải nộp hồ sơ điều chỉnh mức lương đóngBHXH, BHYT, BHTN cho người lao động. Nếu hồ sơ nộp sau thời hạn nêu trên sẽ phải tính lãi truy thu theo quy định.
Đối với các đơn vị sử dụng lao động chậm hoặc không điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trên đây, dẫn đến còn tình trạng người lao động có mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng mới, cơ quan BHXH sẽ tạm thời điều chỉnh mức lương đóng BHXH, BHYT, BHTN cho bằng mức lương tối thiểu vùng mới.
----------------------------------------------------------------------------------------