Thứ Ba, 4 tháng 6, 2013

Đối thoại Shangri-La: Quan chức Trung Quốc thô lỗ và xấc láo

Thích Kiến Quốc - Phó tổng tham mưu trưởng Trung Quốc
Thích Kiến Quốc - Phó tổng tham mưu trưởng Trung Quốc
Rất tiếc, tại Đối thoại lần này, phía Trung Quốc chỉ cử có Phó tổng Tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc tới dự, điều này thể hiện thái độ trịch thượng của kẻ bề trên, và điều kiêng kị trong hành xử ngoại giao quốc tế. Tất nhiên, biện minh cho điều này, nhiều người cho rằng, do Trung Quốc không mấy quan tâm đến Shangrila.
Video Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời chất vấn tại Đối thoại Shangri-La 2013
Điều mà dư luận quan tâm chính là đây không phải là lần đầu tiên, Trung Quốc hành xử bất tương xứng trong ngoại giao như thế này. Mặt khác, chính thái độ hỗn hào của người đại diện cho phía Trung Quốc trong khi tham luận đã làm cho nghị trường nóng lên, và làm cho hình ảnh của Trung Quốc xấu đi một cách tệ hại.
Thái độ được coi là lệch chuẩn về đạo đức này của quan chức Trung Quốc không chỉ được biểu hiện trong các hoạt động ngoại giao tại các diễn đàn quốc tế, mà nó còn được biểu hiện ở ngay cả cách phản ứng của họ đối với các vấn đề khác có liên quan. Trịch thượng vô đối, ngang ngược một cách trắng trợn, và bất chấp mọi thủ đoạn là lối hành xử của quan chức Trung Quốc ngày nay.Đã có nhiều bình luận về thái độ của Trung Quốc, và hầu hết đều cho rằng thái độ xấc láo, hỗn xược của quan chức Trung Quốc đều có phần từ văn hóa ứng xử và là sản phẩm của nên giáo dục đạo đức của họ.
Tướng Thích Kiến Quốc và đoàn đại biểu Trung Quốc đến Singapore tham dự Diễn đàn Shangri-La
Tướng Thích Kiến Quốc và đoàn đại biểu Trung Quốc đến Singapore tham dự Diễn đàn Shangri-La
Đồng tình với điều này, tôi nhớ đến bài của anh Tuấn Úc, và xin giới thiệu lại với bạn đọc. Bài viết đi tìm lời giải cho câu hỏi: Vì sao quan chức Trung Quốc thô lỗ và xấc láo? Và đây là nội dung của bài viết:
Xin lỗi các bạn vì cái tựa đề hơi xúc phạm đó, nhưng tôi có lí do. Vài câu chuyện xảy ra gần đây cho chúng ta thấy một số quan chức Trung Quốc rất ư là mất lịch sự, thô lỗ, láo xược, đến độ chỉ có thể nói là mất dạy. Bài tản mạn này nhằm lí giải tại sao họ tỏ ra mất dạy như thế.
Tính thô lỗ của các quan chức Trung Quốc hình như thể hiện ở các cấp. Chẳng những thế, ngôn ngữ của họ rất thô và rất trực tiếp. Chẳng hạn như trong hội nghị về an ninh biển Đông diễn ra ở Washington vừa qua, một học giả Trung Quốc tên là Chu Hạo hỏi một diễn giả Việt Nam rằng có phải do có Mĩ mà đoàn Việt Nam “mạnh miệng” hay không? Trước đó, một vài tướng lãnh và bình luận gia Trung Quốc xuất hiện trên đài truyền hình hăm dọa “tát Việt Nam”, “dạy Việt Nam” một bài học. Điều đáng ngạc nhiên là ngôn ngữ họ dùng trên đài truyền hình cực kì thô lỗ, đến nỗi chúng ta ngạc nhiên không hiểu mấy người này còn bao nhiêu tế bào trí tuệ nào trong đầu.
Nhưng mới đây, ngay cả những người trong ngành ngoại giao, thậm chí cấp tổng tham mưu trưởng, mà cũng tỏ ra rất ư là thô lỗ. Chúng ta biết rằng Chính phủ Philippines cấm một quan chức ngoại giao Trung Quốc không được tham dự vào những đàm phán về vấn đề biển Đông. Lý do chính phủ Philippines đi đến quyết định mạnh như thế là vì ông quan chức ngoại giao trên tỏ ra quá mất lịch sự. Mới đây nhất, trong một cuộc họp báo ở Hàn Quốc, ông tướng họ Trần của Trung Quốc dành ra gần 15 phút trong bài diễn văn của mình để… nói xấu Mỹ. Giới báo chí Hàn Quốc và quốc tế ngỡ ngàng trước thái độ hằn học và thiếu ngoại giao của kẻ mang hàm đại tướng tổng tham mưu trưởng quân đội của một nước đông dân nhất thế giới tự xưng mình là trung tâm của vũ trụ!
Tất cả những người tôi vừa đề cập đến đều có một mẫu số chung: người Trung Quốc. Cái mẫu số chung thứ hai là họ có học, không phải những kẻ ngu dốt. Có người giữ chức bộ trưởng quốc phòng. Có kẻ là quan chức ngoại giao. Có người là bình luận gia. Còn những tên hăm dọa “dạy bài học” là tướng lãnh. Câu hỏi đặt ra là tại sao họ lại mất lịch sự, thậm chí thô lỗ như thế? Tôi nghĩ đến những nguyên nhân sau đây:
Lí do đầu tiên là mất dạy. Đối với người Việt chúng ta (và có lẽ người Trung Hoa cũng thế), nếu một đứa trẻ tỏ ra vô lễ với người chung quanh, chúng ta thường nói: đồ mất dạy. Câu này hàm ý nói cha mẹ chúng không dạy con những qui ước giao tiếp xã hội, không dạy chúng những lẽ phải điều hay, nên chúng hành xử trái với đạo đức xã hội. Cũng có thể cha mẹ chúng không biết điều sai lẽ phải. Nhưng nói chung, thô lỗ xuất phát từ sự mất dạy. Các quan chức Trung Quốc có “cha mẹ” là chính quyền và Đảng cộng sản Trung Quốc. Vì thế, “mất dạy” ở đây có thể là họ không được Đảng và nhà nước Trung Quốc dạy dỗ cách hành xử với đời. Nhưng cũng có thể chính Nhà nước và Đảng cộng sản Trung Quốc cũng mất dạy.
Lí do thứ hai là do cô lập. Người thô lỗ thường cảm thấy cô lập với người chung quanh. Người ta thường tỏ thái độ vô lễ và vô giáo dục trên internet, email, hay trên điện thoại. Lí do đơn giản là người ta cảm thấy không có liên hệ gì với người khác, nhất là trong thế giới mạng người ta nghĩ rằng có thể hành xử như một kẻ vô danh. Những quan chức tỏ ra thô lỗ với Việt Nam hiện nay là một dấu hiệu cho thấy họ và đất nước họ rất cô đơn. Thật vậy, ngày nay chẳng ai còn có cảm tình với Trung Quốc. Từ Phi châu, sang Mĩ châu, đến Âu châu, Úc châu, và Á châu, chẳng ai tin vào Trung Quốc. Ai cũng thấy đây là một gã khổng lồ nói một đằng làm một nẻo. Người ta khinh gã khổng lồ chuyên nói láo và vô lễ. Gã khổng lồ này thật sự rất cô đơn, và những gì quan chức họ thể hiện chính là một triệu chứng của hội chứng cô đơn đó.
Lí do thứ ba là họ đau khổ. Người thô lỗ muốn người khác cảm thấy đau khổ vì bản thân họ đau khổ. Những kẻ thô lỗ với người khác bản thân họ có tính xấu. Đó là cái bệnh và họ đau khổ với bệnh xấu tính. Họ muốn phóng thoát căn bệnh đó cho người khác, bằng cách tỏ ra thô lỗ như là một cách giải tỏa tâm thần. Họ đang đau khổ với sự bất công ở trong nước; họ đang đối đầu với những cuộc nổi dậy ở trong nước; họ đang đau đầu với di sản Thiên An Môn. Nói chung, Trung Quốc như là một gã khổng lồ đang đau khổ. Cách hành xử thô lỗ và lưu manh của họ hiện nay chính là một cách giải tỏa nỗi đau đến nước khác.
Lí do thứ tư là muốn gây ấn tượng “người hùng”. Người thô lỗ thường muốn tỏ ra mình mạnh khi nói điều thô lỗ. Chúng ta đã thấy những kẻ lưu manh trong sân trường hay ngoài xã hội (tiếng Anh hay gọi là bully). Đây là triết lí lưu manh. Kẻ thô lỗ muốn hăm dọa và gây sợ hãi cho đối phương, với hi vọng đối phương sẽ qui phục chúng. Do đó, những kẻ thô lỗ thường có cái vỏ bọc to tướng bên ngoài nhưng trong người là một đứa bé. Đứa bé lúc nào cũng sợ hãi, thiếu tự tin, nhưng chúng không dám để lộ ra những bản tính đó. Suy luận từ lí do này, chúng ta có thể nói các quan chức, tướng lãnh Trung Quốc đã và đang hăm dọa Việt Nam, chính họ là những kẻ yếu. Cái yếu hiển nhiên là bộ não và tri thức. Vì thiếu tri thức, thiếu lí lẽ, nên ngữ vựng của họ chỉ gói gọn trong những câu chữ đe dọa của kẻ du côn, và ý tưởng của họ chỉ là đánh đấm chứ không phải lí luận. Có thể nói rằng những kẻ này là thuộc nhóm mà tiếng Anh gọi là intellectually disable people – tức những người bị tàn tật về tri thức.
Lí do thứ năm là “cái tôi” quá lớn. Người thô lỗ muốn cái tôi của mình lớn hơn thực tế. Nếu một người nổi tiếng vì tính thô lỗ như ông Trần đại tướng tổng tham mưu trưởng của Trung Quốc chẳng hạn, thì đó là dấu hiệu cho thấy ông đang muốn xây dựng cho mình một “cái tôi” (ego). Vấn đề là khi họ cố tạo cái tôi và hòa quyện nó với cá tính của họ, vấn đề trở nên một bệnh trạng. Thật vậy, thô lỗ là một căn bệnh. Họ bệnh vì cảm thấy mình cô đơn, và chỉ có cách họ liên lạc với người ngoài là bằng cách phóng đại cái tôi của mình cho thật lớn. Những quan chức Trung Quốc đang lớn tiếng hăm dọa Việt Nam chính là những kẻ bệnh hoạn.
Lí do thứ sáu là do bệnh lí. Bệnh của những người thô lỗ có thể do bẩm sinh di truyền. Thử xem qua những kẻ quen thói hống hách, du đãng, sát nhân, v.v., khi những kẻ du côn được hỏi tại sao họ hành hung người khác hay hành xử lưu manh, họ nói vì thấy nạn nhân khóc, và thấy đó là một “thành quả” của hành động lưu manh của mình. Suy ra từ tâm lí này, những kẻ thù phương Bắc đang lớn tiếng hung hãn đe dọa Việt Nam sẽ còn tiếp tục thái độ thô lỗ nếu Việt Nam mềm dẻo với chúng, hay nhường nhịn chúng (không dám nói lại). Mềm thì nắn, còn rắn thì buông. Chúng ta chỉ không nói lại khi kẻ hung hãn là một kẻ điên, nhưng nếu chúng không điên thì chúng ta cần phải dạy cho chúng biết thế nào là lịch sự và thế nào là thô lỗ.
Điều ngạc nhiên là dân tộc Trung Hoa có một nền văn minh lâu đời, một nền văn học tuyệt vời, nhưng lại sản sinh ra những quan chức quen thói lưu manh, thô lỗ. Với một cái gốc văn minh và văn hóa như thế, tại sao những người Trung Hoa hiện tại tỏ ra vô giáo dục như thế. Thật ra, câu hỏi này có lẽ không cần thiết, bởi vì trong các thế kỉ trước, các vua chúa Trung Quốc cũng đều tỏ ra cực kì vô lễ, xấc xược, và hỗn láo với vua chúa Việt Nam. Thử đọc những trao đổi giữa họ và các vua chúa ta thì biết: vua chúa họ dùng những ngôn ngữ rất ư là ngạo mạn, trịch thượng với hoàng đế nước ta. Do đó, dù họ có một nền văn minh lâu đời, nhưng cách hành xử của họ với ta đã có truyền thống… mất dạy. Chúng ta không nên ngạc nhiên khi các quan chức Trung Quốc ngày nay ăn nói rất ư là là trịch thượng và xấc láo với Việt Nam. Điều này chứng tỏ bản chất trịch thượng và mất dạy của họ đã thấm vào máu, thành gien (gien thô lỗ), và truyền từ đời này sang đời khác.
Nói tóm lại, thói ăn nói thô lỗ, xấc láo và lưu manh của các quan chức Trung Quốc (từ quan chức ngoại giao đến quan chức quốc phòng) là biểu hiện của một nền giáo dục xuống cấp và vô đạo đức. Được rèn luyện trong hệ thống đó cùng với thừa hưởng gien thô lỗ và du côn của cha ông họ, họ trở nên những kẻ đau khổ và cô đơn trên trường quốc tế. Hiểu được “căn bệnh” đó, tôi thấy rất đồng ý với nhiều người có kinh nghiệm “mềm nắn rắn buông”  khi đương đầu với Trung Quốc, nhưng tôi muốn thêm rằng chúng ta tỏ ra “rắn” cũng chưa đủ, mà phải tỏ ra tôn trọng dân mình. Nếu người Việt không tôn trọng người Việt thì ai tôn trọng người Việt?
Tre Làng(Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả) 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét