Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013

Ứng viên nhiều kinh nghiệm liệu có tốt?

Phần lớn những tân cử nhân mới ra trường, những người đang loay hoay đi tìm việc thường có chung lo lắng đó là:” Mình không có kinh nghiệm, liệu mình có cạnh tranh được với những người nhiều kinh nghiệm không?” Nhưng bạn có nhận thấy rằng hiện nay có khá nhiều công ty quyết tâm đầu tư cho các tân binh mới? Những ứng viên nhiều kinh nghiệm liệu có tốt hơn không?
Ứng viên nhiều kinh nghiệm
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc đào tạo các tân binh có thể cho hiệu quả nhiều hơn là chú trọng tuyển dụng những nhân viên có kinh nghiệm, những người đến từ nhiều môi trường làm việc khác nhau.
Bộ phận nhân sự muốn tuyển dụng những người đã làm việc ở lĩnh vực có liên quan để tìm kiếm các kỹ năng cần thiết. Đó là cách khôn ngoan, nhưng  hãy đặt câu hỏi xem, liệu đây có phải là tất cả những gì họ mang lại hay không. Họ mang đến những kinh nghiệm khác…tích cực hay tiêu cực?
Khi nhiều kinh nghiệm hơn có nghĩa là ít thành công hơn
Trong những cuộc phỏng vấn với các nhà quản lý khi bắt đầu cuộc nghiên cứu của mình, Rothbard và các đồng nghiệp của cô đã nhận ra nhiều vấn đề phức tạp trong các công ty. “Chúng tôi cố gắng tuyển dụng từ các đối thủ cạnh tranh của mình và trả tiền lương theo kinh nghiệm họ có. Tuy nhiên những người này lại thành công rất ít”. Một trưởng phòng nhân sự bày tỏ với nhóm nghiên cứu. Còn trưởng phòng ở công ty khác cho biết: “Họ thực sự không có hiệu quả bởi chính kinh nghiệm của họ.”
Kỹ năng phỏng vấn
Những nhân viên nhiều kinh nghiệm đã xuất hiện một sự xung đột, khác biệt trong văn hóa kinh doanh và chiến lược của công ty. ”Các nhà quản lý cố gắng ép họ phải làm theo hướng này, hướng kia trong khi đó lại không hướng dẫn cách làm như thế nào thì rõ ràng anh ta cũng không thể biết.” Rothbard giải thích. “Anh ta có những kỹ năng để làm việc và linh hoạt trong công việc của mình nhưng …rốt cuộc thì anh ta không thể phù hợp với chiến lược, quy tắc của công ty mới. Vô hình chung, những kinh nghiệm lại trở thành cái bẫy để bẫy anh ta.”
Yếu tố cần xem xét: sự phù hợp về văn hóa
Đối với những nhân viên cảm thấy họ phù hợp với văn hóa công ty thì những ảnh hưởng tiêu cực của kinh nghiệm trước không thể hiện rõ ràng. Đối với những nhân viên, những người nói rằng họ không phù hợp với văn hóa công ty thì đó chính là dấu hiệu biểu lộ ảnh hưởng tiêu cực của kinh nghiệm trước.
Lấy lòng sếp
“Nếu doanh nghiệp bạn thay đổi, bạn cần cân nhắc để cố gắng đào tạo lại cho mọi người, không chỉ ở các kỹ năng mà còn ở chính giá trị của họ.”
Chính vì lẽ đó, các bạn sinh viên còn ngại ngần gì để không mạnh dạn đăng ký ứng tuyển vào các công ty lớn, đừng quá lo ngại khi bạn chưa hề có kinh nghiệm. Bước đầu tiên hãy bắt đầu với việc chuẩn bị cho mình một bộ hồ sơ xin việc hoàn hảo, và đừng quên làm nổi bật mình ngay cả khi không hề có kinh nghiệm qua CV nhé.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét